Nhận định, soi kèo Sydney FC vs Western Sydney, 15h35 ngày 8/2: Tiếp tục gieo sầu
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Holstein Kiel vs Bochum, 21h30 ngày 9/2 -
Hà Đức Chinh lần đầu khoe ảnh đôi mừng sinh nhật bạn gáiHà Đức Chinh đăng ảnh, chúc sinh nhật bạn gái.
Đáp lại lời chúc ngọt ngào của bạn trai, Hà Trang nhanh chóng để lại comment cảm ơn và gọi Đức Chinh bằng biệt danh thân mật là "voi còi bé nhỏ".
Đức Chinh và Hà Trang dính tin đồn hẹn hò từ tháng 11/2018. Sau gần một năm bên nhau, cả hai công khai hẹn hò nhưng chỉ thường khoe ảnh giấu mặt đối phương trên trang cá nhân.
Dù vậy, đôi trẻ vẫn khiến người hâm mộ ghen tỵ khi tương tác tích cực và dành lời quan tâm cho nửa kia trên mạng xã hội. Sau khi không thể lọt vào vòng tứ kết VCK U23 châu Á 2020, Đức Chinh được bạn gái an ủi và gọi là "người hùng của em".
Dịp Tết nguyên đán năm 2019, dân mạng truyền tay nhau bức ảnh cho rằng Chinh "Đen" đã dẫn bạn gái về quê ra mắt.
Hà Đức Chinh (sinh năm 1997) là một trong những cầu thủ được chú ý trong đội hình tuyển Việt Nam qua các giải đấu như U23 châu Á 2018, ASIAD 18, AFF Cup 2018 hay Asian Cup 2019.
Mai Hà Trang (sinh năm 1998, Bắc Giang) được nhiều người chú ý nhờ chuyện tình với Hà Đức Chinh. Nữ sinh Đại học Mỹ thuật Việt Nam được khen ngợi có vẻ ngoài xinh xắn, hiện đại.
Đức Chinh và Hà Trang thường khoe ảnh giấu mặt nửa kia.
Em bé lai Việt - Hàn được Hà Đức Chinh, Quang Hải bế ở sân tập
Một em bé lai Việt - Hàn được bố mẹ đưa đến sân gặp đội tuyển U23 Việt Nam. Cậu bé bụ bẫm, đáng yêu được các cầu thủ truyền tay nhau bế ẵm.
"> -
Nấm Truffles được ca ngợi như một loại thần dược phòng the
Nấm Truffle không mọc trên mặt đất mà mọc sâu trong lòng đất, nó thường sống ký sinh trong lớp rễ cây sồi. Nấm Truffle có hai loại là Truffle trắng (Bạch Tùng Lộ) và Truffle đen (Hắc Tùng Lộ). Nấm Truffle trắng có vị ngọt và mùi thơm rất kỳ lạ. Những người sành ăn cho rằng hương vị đặc biệt của loại nấm này được cô đọng từ vùng đất màu mỡ của Châu Âu. Chính vì điều đặc biệt đó mà nấm Truffle trắng luôn là một món ăn siêu đắt đỏ của giới nhà giàu và còn được gọi là “nấm kim cương”.
Nấm Truffle còn được gọi là nấm cục, nấm kim cương
Tại phiên đấu giá vào năm 2006, một đại gia Hong Kong đã chi 125.000 Euro (~3,2 tỷ đồng) cho 1,5kg nấm Truffle trắng. Với mức giá cao khổng lồ này, nấm Truffle trắng trở thành loại nấm đắt đỏ nhất trên thế giới.
Trứng cá muối Almas Caviar
Trứng cá muối được làm từ trứng cá tầm, loại trứng nổi tiếng là khó sản xuất vì loài cá này không trưởng thành cùng một lúc, việc sinh sản trứng cá cũng phụ thuộc từng thời điểm khác nhau. Để cá phát triển tốt và sản sinh ra trứng, nguồn nước, quy trình nuôi cá đều phải kiểm soát rất chặt chẽ.
Trứng cá tầm nổi tiếng là khó sản xuất
Loại trứng cá muối này được đựng trong chiếc hộp vàng 24k, nên chỉ cần nhìn vỏ hộp đã khiến người khác cảm thấy nó vô cùng bắt mắt và giá trị.
Trứng cá muối Almas Caviar được đựng trong chiếc hộp vàng 24k bắt mắt
Được biết, trứng cá muối Almas Caviar có giá khoảng 25.000USD/hộp (~560 triệu đồng).
Cá ngừ vây xanh Tokyo
Cá ngừ vây xanh có thịt màu đỏ hồng tươi ngon là nguồn nguyên liệu cao cấp để làm món sushi và sashimi. Một lát cá ngừ vây xanh ngon nhất có thể được bán ra với giá 2000 yen (~400.000 đồng) tại các cửa hàng sushi thượng cấp ở Tokyo.
Cá ngừ vây xanh có thịt màu đỏ hồng tươi ngon
Một con cá ngừ nặng 222kg ở phía đông bắc Nhật Bản từng được bán đấu giá với giá 140.000Euro (~3,5 tỷ đồng), đây thực sự là một cái giá khổng lồ cho loài cá quý hiếm này.
Một con cá ngừ nặng 222kg từng được bán đấu giá với giá 140.000 Euro
Cà phê ngà đen
Cà phê ngà đen hay còn gọi là cà phê phân voi có giá bán lên đến hơn 1.100USD/kg (~25,5 triệu đồng) hiện đang là loại cà phê đắt nhất trên thế giới.
Cà phê phân voi hiện là loại cà phê đắt nhất trên thế giới với giá hơn 1100USD/kg
Loại cà phê này được sản xuất tại vùng núi thuộc tỉnh Chiang Rai phía Bắc Thái Lan. Tại đây, các con voi sẽ làm nhiệm vụ ăn và thải ra hạt cà phê, axit trong ruột voi sẽ loại bỏ protein – nguyên nhân tạo ra vị đắng trong hạt cà phê, do đó cà phê phân voi sẽ có hương vị đặc biệt và không còn đắng như cà phê thường.
Nấm Matsutake
Nấm Matsutake còn có tên là nấm tùng nhung, được xem là một loại thảo dược vô cùng quý hiếm trên thế giới với giá khoảng 2000Euro/kg nấm (~51 triệu đồng).
Nấm Matsutake hay nấm tùng nhung là thảo dược vô cùng quý hiếm trong đông y
Nấm Matsutake được phân bố ở những rừng cây lá kim như tùng, thông với độ cao khoảng 2500m so với mực nước biển. Loài nấm này sống nhờ rễ cây thông/cây tùng, hấp thụ chất dinh dưỡng từ rễ cây để phát triển.
Nấm Matsutake có màu nâu khá giống với màu lá của cây thông đã mục và màu đất, thân nấm có hình trụ mập mạp, dài khoảng 7-10cm mọc tập trung dưới lòng đất.
Loài nấm này thường mọc ở các rừng cây tùng nên còn có tên là nấm tùng nhung
Nấm matsutake không chỉ có hương vị riêng biệt, là nguyên liệu tuyệt vời trong ẩm thực, mà còn có rất nhiều tác dụng trong đông y như giải độc, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư, đái tháo đường…Ngoài ra, loài nấm này còn có thể ngâm rượu bồi bổ thể lực và cũng được sử dụng như một loại mỹ phẩm làm đẹp cho chị em.
6 món ăn đắt đỏ được giới nhà giàu Nhật ưa chuộng
Dưa vàng Yubari, bò Kobe hay xoài đỏ Miyazaki... là những món ăn đắt đỏ nổi tiếng xứ Phù Tang, được giới nhà giàu nước này yêu thích.
"> 5 thực phẩm đắt nhất thế giới, ăn một miếng cũng đủ để phá sản -
Mắc bệnh tuyến giáp ăn đậu phụ có sao không?Đậu nành là nguồn cung cấp protein lành mạnh và đầy đủ, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất béo tốt cho tim (Ảnh: Shuterstock).
Đậu nành cũng chứa các hợp chất hoạt tính sinh học được gọi là isoflavone, một loại phytoestrogen tương tự như hormone estrogen. Đậu nành và isoflavone đậu nành đã được nghiên cứu rộng rãi và phát hiện có nhiều đặc tính có lợi cho sức khỏe.
Đậu nành có thể giúp giảm các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm ở thời kỳ mãn kinh, giảm mức cholesterol LDL, hạ huyết áp ở người bị tăng huyết áp, bảo tồn sức khỏe xương sau mãn kinh, giảm nguy cơ ung thư vú.
Đậu nành và chức năng tuyến giáp
Trong nhiều năm, người ta cho rằng ăn đậu nành có thể cản trở chức năng tuyến giáp, có thể gây ra chứng suy giáp.
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật cho thấy isoflavone đậu nành ảnh hưởng đến hormone tuyến giáp như ngăn chặn hoạt động của hormone tuyến giáp, gây suy giáp, giảm hấp thu thuốc tuyến giáp từ ruột, kích thích tuyến giáp phát triển gây bướu cổ, kích hoạt bệnh tuyến giáp tự miễn.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên người không cho thấy kết quả tương tự. Một phân tích tổng hợp năm 2019 gồm 18 thử nghiệm lâm sàng cho thấy đậu nành không có tác dụng đối với chức năng tuyến giáp tổng thể. Việc bổ sung đậu nành có liên quan đến sự gia tăng nhẹ nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH), nhưng dường như nó không có ý nghĩa lâm sàng.
Ngoài ra, một đánh giá năm 2022 của 417 nghiên cứu cho thấy isoflavone đậu nành không có tác động tiêu cực đến chức năng tuyến giáp, nồng độ hormone tuyến giáp hoặc hormone sinh sản. Nói cách khác, nghiên cứu hiện tại không ủng hộ việc coi đậu nành như một chất gây rối loạn nội tiết.
Đậu nành có thể ảnh hưởng đến iod
Tuy nhiên, đậu nành có thể làm thay đổi chức năng tuyến giáp ở những người thiếu iod. Hormon tuyến giáp được sản xuất trong tuyến giáp. Iod, một khoáng chất thiết yếu trong chế độ ăn uống, là một thành phần của hormone tuyến giáp.
Đậu nành được cho là có tác dụng ức chế sản xuất hormone tuyến giáp bằng cách cản trở sự xâm nhập của iod vào tuyến giáp. Điều này có thể kích hoạt cơ chế phản hồi kích thích tuyến yên tiết ra nhiều TSH hơn.
TSH thường có chức năng thúc đẩy sản xuất hormone tuyến giáp. Khi hormone tuyến giáp thấp, nồng độ TSH tiếp tục tăng lên mức quá cao. Điều này có thể kích thích quá mức tuyến giáp và khiến nó to ra, hình thành bướu cổ.
Đậu phụ là món ăn quen thuộc trong đời sống của người dân Việt (Ảnh: N.P).
Quá nhiều đậu nành có thể là một vấn đề
Tiêu thụ quá nhiều đậu nành có thể làm thay đổi hoạt động của hormone tuyến giáp, nhưng cơ chế xảy ra những thay đổi này vẫn chưa rõ ràng.
Ví dụ, một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Sức khỏe Cộng đồng đã kết luận rằng khả năng có TSH cao tăng gấp 4 lần ở những người ăn hai khẩu phần thực phẩm đậu nành hàng ngày so với những người không ăn chút nào.
Một thử nghiệm lâm sàng năm 2018 cho thấy tác dụng này có thể là do isoflavone chứ không phải do đậu nành. Trong nghiên cứu này, những người tham gia được cung cấp protein đậu nành cộng với isoflavone hoặc chỉ protein đậu nành. Sau ba tháng bổ sung hàng ngày, chỉ nhóm isoflavone có nồng độ hormone tuyến giáp T3 và TSH tăng cao.
Nghiên cứu hiện tại cũng cho thấy phụ nữ dễ mắc các vấn đề về tuyến giáp liên quan đến các sản phẩm đậu nành hơn nam giới. Tuy nhiên, lý do cho phản ứng khác nhau này giữa nam và nữ vẫn chưa rõ ràng.
Đậu nành và thuốc điều trị bệnh tuyến giáp
Đậu nành có thể ngăn cản sự hấp thu tối ưu của thuốc thay thế tuyến giáp như levothyroxine. Điều này có thể khiến thuốc của bạn mang lại kết quả không nhất quán.
Nói chung, thuốc tuyến giáp nên được uống khi bụng đói để tránh hấp thu không đều. Nên tránh thực phẩm và đồ uống có chứa đậu nành trong 4 giờ trước và sau khi dùng thuốc.
Ngoài ra, những người đang điều trị bằng iod phóng xạ (RAI) nên tránh các sản phẩm đậu nành trong thời gian điều trị. Theo Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ, việc tiêu thụ nhiều đậu nành có thể cản trở liệu pháp iod phóng xạ và nên tránh.
Bao nhiêu đậu nành là tốt cho sức khỏe?
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến nghị người lớn nên tiêu thụ 25gr protein đậu nành mỗi ngày như một phần của chế độ ăn có lợi cho tim.
Đậu nành cũng được bán dưới dạng thực phẩm bổ sung ở dạng viên nang và bột dưới dạng protein đậu nành hoặc isoflavone đậu nành. Nghiên cứu cho thấy dùng 50-100mg isoflavone đậu nành mỗi ngày là an toàn, nhưng số lượng cao hơn vẫn chưa được đánh giá.
Như vậy, theo nghiên cứu hiện tại, ăn đậu nành điều độ không ảnh hưởng đến sức khỏe tuyến giáp. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều đậu nành có thể làm thay đổi nồng độ hormone tuyến giáp và cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp.
Isoflavone đậu nành, hợp chất hoạt tính sinh học có đặc tính phytoestrogen, có tác dụng có lợi đối với sức khỏe tim mạch và có thể làm giảm các triệu chứng mãn kinh. Tuy nhiên, isoflavone đậu nành liều cao đã được chứng minh là làm tăng mức TSH và T3. Phụ nữ đặc biệt dễ bị ảnh hưởng hơn.
Lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam, cho biết thêm, những người có tiền sử mắc bệnh ung thư nhạy cảm với nội tiết tố, chẳng hạn như ung thư vú, có thể chọn tránh các sản phẩm từ đậu nành do hàm lượng isoflavone đậu nành, có thể bắt chước tác dụng của estrogen trong cơ thể.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nghiên cứu mới phát hiện ra rằng việc ăn thực phẩm từ đậu nành không liên quan đến nguy cơ ung thư vú cao hơn.
Trên thực tế, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng và Ung thư thậm chí còn phát hiện ra rằng việc ăn đậu phụ thường xuyên có liên quan đến việc giảm nguy cơ phát triển ung thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Ngoài ra, đậu nành có chứa goitrogen, là những hợp chất có thể cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp.
TS Giang cũng lưu ý, điều quan trọng là phải duy trì lượng đậu nành ở mức vừa phải và thưởng thức như một phần của chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt nếu chúng ta có tiền sử mắc các vấn đề về tuyến giáp.
Chung quan điểm, theo BS Nguyễn Việt Cường, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, một số nghiên cứu chỉ ra rằng trên những người vốn có chức năng tuyến giáp bình thường và không bị thiếu iod, isoflavones không làm ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Các tài liệu còn cho rằng thực phẩm từ đậu nành còn làm tăng liều hormone cần thiết trên bệnh nhân suy giáp.
Chính vì vậy, khẩu phần ăn chứa một hàm lượng đậu thông thường được coi là an toàn. Người bệnh bị suy giáp cũng không cần thiết phải kiêng đậu, điều quan trọng là phải đảm bảo cơ thể không bị thiếu iod.
">